Nấm tràm không nên ăn với gì? Ăn có tốt không?

Nấm tràm không nên ăn với gì? Đây là vấn đề được nhiều người thắc mắc khi ăn nấm tràm. Nấm tràm là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, mang đến nhiều tác dụng tốt sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu chế biến và sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Theo dõi bài viết sau đây của Thực Đơn Eat Clean để tìm hiểu chi tiết hơn.

Xem thêm: 30 thực đơn món ngon mỗi ngày cho gia đình, đảm bảo dinh dưỡng

Ăn nấm tràm có độc không?

Nấm tràm không giống như một số loại nấm có độc khác. Các nghiên cứu  cho thấy, nấm tràm không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, như thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Biết cách sơ chế và chế biến nấm tràm, bạn có thể thưởng thức hương vị đặc trưng này mà không cần lo lắng về độ an toàn.

Nấm tràm là nấm gì?

Nấm tràm (tên tiếng Anh là Tylopilus Felleus) sinh trưởng nhiều ở các tỉnh miền Trung. Trong đó phân bổ nhiều nhất ở Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và đảo Phú Quốc. Nấm tràm thường có nhiều hình dạng khác nhau, màu tím nhạt mà mọc nhiều trên thân cây tràm mục và vùng đất quanh tán cây tràm, nên mới gọi là nấm tràm.

nấm tràm phổ biên ở miền trung
Nấm tràm là loại nấm phổ biến ở miền Trung (Ảnh: Internet)

Khi những lá tràm già rụng xuống, gặp mưa lớn sẽ phân hủy, cùng các vi sinh vật tạo thành một vùng đất màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng. Theo đó nấm tràm sinh sôi và phát triển rất nhanh, hút nhiều chất dinh dưỡng trong lòng đất, là một loại thực phẩm thiên thiên sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.

Theo y học cổ truyền, loại nấm này được ví như một “phương thuốc thiên nhiên” với khả năng giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Điều này đã góp phần làm tăng sự phổ biến của nấm tràm trong ẩm thực và y học truyền thống.

Lợi ích của nấm tràm đối với sức khỏe

Nấm tràm không chỉ là một nguyên liệu hấp dẫn trong ẩm thực mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà nấm tràm mang lại:

Thanh nhiệt

Một trong những tác dụng nổi bật của nấm tràm là khả năng thanh nhiệt. Vị đắng có trong nấm tràm không chỉ làm cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn giúp cân bằng cơ thể, thanh lọc độc tố. Vì vậy, việc sử dụng nấm tràm có thể có tác dụng giảm tình trạng nóng trong, giải tỏa các cơn sốt nhẹ và cảm cúm.

Ngoài ra, với sự giàu có về chất chống oxy hoá và vitamin, nấm tràm giúp hỗ trợ sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, từ đó tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khoẻ tổng thể.

Giảm viêm

Đối với những người mắc phải các bệnh viêm như viêm khớp, viêm gan hay viêm đường tiêu hoá, nấm tràm có thể trở thành một hỗ trợ quý báu. Bởi vì nấm tràm chứa nhiều chất chống viêm, giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Bằng cách kết hợp nấm tràm trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng kháng viêm, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục từ bên trong.

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể

Một điều không thể bỏ qua là nấm tràm rất giàu chất dinh dưỡng như protein cao, chất xơ dồi dào cùng với các vitamin và khoáng chất: selen, kali, mangan,… giúp ích sự phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể.

Sử dụng nấm tràm thường xuyên có thể giúp bạn thu nhận một lượng lớn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hệ miễn dịch và làm đẹp da. Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nấm tràm thực sự xứng đáng là một “siêu thực phẩm” trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Tốt cho hệ thần kinh

Loại nấm này có chứa hàm lượng vitamin nhóm B vô cùng phong phú. Bao gồm B1, B2, B3..cùng với đó là các hợp chất niacin, thiamin, pantothenic tốt cho hệ thần kinh. Có tác dụng phục hồi trí não, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.

nấm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh
Nấm tràm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh (Ảnh: Internet)

Ngăn ngừa thiếu máu

Nấm tràm cung cấp lượng vitamin D dồi dào mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Bên cạnh đó còn có nhiều chất xơ, nước, sắt,.. giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và bổ trợ cung cấp nhiều canxi các hoạt động sống của cơ thể.

Nấm tràm có nhiều protein nhưng ít năng lượng và chất béo, giúp giảm thiểu lượng cholesterol nạp vào cơ thể, tốt cho tim mạch.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Nấm tràm và các loại nấm nói chung đều giàu chất xơ giúp nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó với vị đắng đặc trưng, tính hàn cao nên giúp thải độc tố trong cơ thể, giảm thiểu bệnh tật.

hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Nấm tràm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả (Ảnh: Internet)

Phòng chống ung thư

Trong nấm tràm có chứa chất chống oxy hóa như ergothionein, selen giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chống sự hình thành và phát triển của các gốc tự do, ngăn ngừa khối u và bệnh ung thư. Ngoài ra nấm còn có tính kháng nấm, kháng khuẩn,… Như vậy nấm tràm có nhiều thành phần dinh dưỡng mà không phải loại thực nào cũng có.

Tốt cho bà bầu

Phụ nữ khi mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm, cần lựa chọn kỹ lưỡng các thực phẩm tốt đối với sức khỏe mẹ và bé. Nấm tràm rất giàu vitamin, đặc biệt có nhiều vitamin D giúp tăng cường hấp thụ canxi giúp cho thai nhi phát triển tốt và chống loãng xương cho người mẹ.

là thực phẩm tốt cho bà bầu
Nấm tràm là thực phẩm rất tốt cho bà bầu (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, protein trong nấm tràm rất tốt và dễ tiêu hóa hơn các loại protein động vật khác. Vì vậy ăn nấm giúp cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết mà không khiến mẹ bầu bị tăng cân quá đà. Bên cạnh đó vitamin B1 làm giảm triệu chứng phù nề thường thấy ở thai phụ.

Những vấn đề mẹ bầu thường gặp trong thời kỳ thai nghén là thiếu máu, cảm cúm cho thiếu sức đề kháng, tăng cân, táo bón, phù nề…thì nấm tràm lại có đầy đủ công dụng để khắc phục các triệu chứng trên.

Nấm tràm không nên ăn với gì? Nấm tràm kỵ với gì?

Nấm tràm là một loại thực phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Tuy nhiên để nấm tràm phát huy hết tác dụng, tránh các tác hại nguy hiểm bạn cần nhớ những lưu ý sau:

Ăn nấm không nên uống đồ lạnh

Thường thì nấm tràm có tính hàn, thanh nhiệt nên kiêng kỵ khi dùng nấm tràm là tránh uống đồ lạnh. Chẳng hạn như nước đá, nước giải khát, trà đá,..có thể khiến người ăn bị lạnh bụng, dễ bị đau bụng đi ngoài.

không nên uống nước đá khi ăn các món ăn được chế biến từ nấm tràm
Khi dùng các món ăn từ nấm tràm nên tránh uống nước đá (Ảnh: Internet)

Không nên nấu nấm tràm với quá nhiều dầu

Trên thực tế, nấm tràm là loại thực phẩm dễ hút nước và các chất lỏng. Vì vậy khi nấu ăn bạn sẽ không để ý và cho quá nhiều dầu ăn. Điều này ăn quá nhiều dầu mỡ không chỉ có hại cho tim mạch, béo phì mà nhiều dầu quá sẽ làm cản trở quá trình nấm thụ chất dinh dưỡng từ nấm vào cơ thể.

Theo đó gây đầy bụng, ăn không tiêu và tệ hơn có thể gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày.

Không nấu nấm tràm bằng dụng cụ nhôm

Bởi vì nấm tràm có chứa rất nhiều sắt và canxi. Các hoạt chất này nếu tiếp xúc quá lâu với nồi nhôm sẽ làm nấm bị oxi hóa và ngả sang màu đen. Chình vì vậy bạn không nên dùng nồi nhôm để xào nấm, thậm chí là dự trữ các loại thức ăn khác.

không nấu nấm tràm bằng nồi nhôm
Không nên nấu nấm tràm bằng nồi nhôm (Ảnh: Internet)

Không nên để đồ ăn trong nồi nhôm quá lâu sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. Nên đựng đồ ăn trong nồi thủy tinh, inox… sẽ tốt hơn.

Nấu chín nấm hoàn toàn

Khi chế biến nấm cần nấu chín kỹ ít nhất trong vòng 10 phút để đảm bảo nấm được chín hoàn toàn. Vì nếu nấm không chín sẽ khiến bạn bị khó tiêu, do các loại vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết.

Ngoài ra cũng nên nấu nấm với trong nhiệt độ thấp và quá lâu vì sẽ làm cho nấm ra nước, không còn mùi vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt cũng như các chất dinh dưỡng.

Khi ăn nấm không được uống rượu

Nấm tràm là thực phẩm chứa nhiều đạm, các loại axit amin và tính hàn, nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt. Thường trong các bữa tiệc tùng, đám, cỗ mọi người thường ăn các món ăn từ nấm và uống rượu.

nấm tràm không nên ăn với gì đó là rượu và nấm tràm, vì 2 thứ này kỵ nhau sinh ra độc tố
Nấm tràm và rượu là 2 loại kỵ nhau (Ảnh: Internet)

Thực chất đây là thói quen rất nguy hiểm cần loại bỏ ngay. Nấm và rượu là 2 thứ kỵ nhau, khi dùng chung có thể bị ngộ độc, dẫn đến các triệu chứng nôn mửa, co giật và tệ hơn có là tử vong.

Các món ngon được chế biến nấm tràm 

Nấm tràm có vị đắng nhẹ, hậu ngọt nên có tính giải nhiệt và thải độc tốt. Vì thế các món ăn từ nấm tràm rất được ưa chuộng. Tuy mới ăn lần đầu sẽ chút không quen nhưng nếu ăn nhiều sẽ thành nghiện. Sau đây TOA sẽ giới thiệu đến bạn nhiều món ăn từ nấm tràm thơm ngon.

Canh nấm tràm

Món canh nấm thanh mát, giải nhiệt là món ăn thích hợp cho thực đơn vào những ngày nắng nóng. Bạn có thể nấu nấm cùng hải sản, trứng cùng các nguyên liệu khác để tăng hương vị cho món ăn, hợp với khẩu vị gia đình.

món canh nấm tràm thanh mát giải nhiệt
Canh nấm tràm thanh mát, có tác dụng giải nhiệt tốt (Ảnh: Internet)

Ngoài ra còn có món nấm tràm nấu rau mồng tơi, rau dền vừa dễ ăn vừa giàu chất dưỡng tốt cho cơ thể. Đây sẽ là món canh bạn không thể bỏ qua vào những ngày ăn chay, hay chỉ đơn giản bạn đã chán ăn thịt, cá muốn ăn món gì đó thanh đạm hơn.

Nấm tràm kho tiêu

Nấm kho cùng tiêu xanh dai dai, thơm ngon cùng nước kho đậm đà khó cưỡng. Chắc chắn cả gia đình bạn sẽ thích mê cho mà xem. Kho nấm cùng vài nhánh tiêu xanh giúp giải cảm, lưu ý trước khi khó nhớ luộc nấm tràm sơ qua để loại bỏ bớt vị đắng nhé.

nấm tràm kho tiêu có hương vị đậm đà
Nấm tràm kho tiêu có hương vị đậm đà đảm bảo hao cơm (Ảnh: Internet)

Nấm tràm xào

Ngoài món canh, món kho thì nấm tràm cũng có thể đem đi xào cùng các nguyên liệu khác tạo nên món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Chẳng hạn như món nấm xào kết hợp với lá lốt lạ miệng, nấm tràm xào tôm bắt cơm. Nếu có thời gian hãy thử ngay làm cho cả nhà cùng thưởng thức.

Lưu ý khi chế biến và sơ chế nấm tràm để không bị đắng

Dưới đây là một vài lưu ý khi chế biến nấm tràm để giảm vị đắng mà vẫn giữ nguyên hương vị độc đáo của nó:

  • Sơ chế kỹ: Khi chế biến nấm tràm tươi, bạn nên gọt sạch chân nấm và chẻ đôi hoặc chẻ ba. Điều này giúp gia vị thấm sâu vào nấm khi chế biến, làm cho món ăn thêm đậm đà.
  • Ngâm nước muối: Để giảm bớt vị đắng và giữ độ giòn, hãy ngâm nấm trong nước muối khoảng 30 phút trước khi chế biến.
  • Luộc hoặc chần qua nước sôi: Ngâm nấm trong nước rồi luộc qua nước sôi 1-2 phút để loại bỏ bụi bẩn và giảm vị đắng trước khi chế biến.

Cách bảo quản nấm tràm an toàn và hiệu quả

Để giữ cho nấm tràm luôn tươi ngon và không bị hư hỏng, thì việc bảo quản đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là cách để bảo quản nấm tràm khô và tươi:

  • Bảo quản nấm tràm khô: Nấm được phơi khô tự nhiên có thể bảo quản trong túi nilon kín trong 2 tháng. Còn đối với nấm được hút chân không và để trong tủ lạnh, thì có thể giữ độ tươi ngon đến 3 tháng.
  • Bảo quản nấm tràm tươi: Đối với nấm tràm tươi, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh được 7 ngày, hoặc hút chân không để bảo quản trong 15-30 ngày. Ngoài ra, có thể xào sơ nấm với ít dầu và bảo quản trong tủ đông từ 10-20 ngày vẫn giữ được độ tươi ngon.

Tạm kết

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần biết về loại nấm tràm cũng như trả lời chi tiết câu hỏi nấm tràm không nên ăn với gì. Đừng quên theo dõi Thực Đơn Eat Clean để khám phá thêm nhiều kiến thức, công thức nấu ăn bổ ích khác.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

AUTHOR
Hồng Minh Cake's hay Hồng Minh là blogger nổi tiếng, có tình yêu với những chiếc bánh ngọt ngào và cô hiện đang Collaborators - Content Publishers, tác giả của các bài viết trên Thực Đơn Eat Clean

Tiết kiệm 30% cho đơn hàng tiết theo của bạn!

Chúng tôi đã hợp tác với MonandKen để cung cấp ưu đãi tốt nhất về giỏ quà tết chất lượng cao. Nếu bạn nhấp vào nút bên dưới, chúng tôi sẽ đưa bạn đến trang giảm giá độc quyền của họ.

Yêu cầu ưu đãi
pha nước sốt chua ngọt ngon đúng vị

Leave a Comment