Cách nấu xôi gấc dẻo ngon, thơm lừng không bị nát, có màu đỏ tươi đẹp mắt được nhiều người săn đón. Nhất là vào thời điểm cuối năm, bởi ai cũng mong muốn tự tay nấu đĩa xôi gấc thơm ngon như ngoài hàng tại nhà để dọn mâm cỗ Tết.
Xôi gấc là món ăn quen thuộc được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)
Xôi gấc là món ăn truyền thống được sử dụng phổ biến ở miền Bắc. Đây là món ăn ngon ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ngày rằm, mồng 1, Tết Nguyên Đán và cả các lễ cưới hỏi. Xôi gấc có màu đỏ tươi, mang ý nghĩa đem đến sự may mắn, điều tốt lành. Không chỉ xuất hiện trong những dịp đặc biệt, xôi gấc ngày nay còn là món ăn sáng được rất nhiều người yêu thích.
Hạt gấc tiếng anh là gì?
Hạt gấc trong tiếng Anh được gọi là Gac seeds, tên khoa học là Semen Momordicae cochinchinensis. Trong Đông y, hạt gấc được xem là một vị thuốc có tên gọi là “mộc miết tử”, tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm sưng tấy…
Ngoài ra, màng ngoài của hạt gấc được dùng để làm dầu gấc. Trong dầu gấc có thành phần chính là beta-caroten (tiền vitamin A) rất tốt cho sức khỏe đôi mắt, giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt do thiếu vitamin A ở trẻ em, bệnh đục thể tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở tuổi già.
Giá trị dinh dưỡng từ quả gấc
Gấc là loại quả quen thuộc được ứng dụng khá nhiều trong ẩm thực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được đây là quả có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí, các hãng dược phẩm lớn của Mỹ ví gấc là loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe.
Gấc chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Quả gấc cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, trung bình 100g gấc chứa 17,4g carbohydrate, 1,6g chất xơ, 2,1g protein, 36 mg canxi và 0,3g chất béo.
Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng đó, gấc có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên, phòng ngừa và điều trị ung thư hiệu quả, ngăn ngừa thiếu máu, giúp giảm lượng cholesterol, phòng các bệnh liên quan về tim mạch, cải thiện thị lực, chống trầm cảm, chống lão hóa, giúp ức chế sự mở rộng tuyến tiền liệt.
Hướng dẫn cách nấu xôi gấc ngon – dẻo – đẹp
Nguyên liệu
- 1 quả gấc chín
- 4 chén gạo nếp
- 200ml nước cốt dừa
- 50g đường
- 5g muối
- 2 muỗng canh rượu trắng
- 20ml dầu mè
Dụng cụ
- Xửng hấp
- Nồi
- Nồi cơm điện
- Khuôn bánh
- Muỗng
Các bước thực hiện
Ngâm gạo
Cho gạo nếp vào bát lớn, vô sạch với nước khoảng 2-3 lần rồi đổ nước vào ngâm.
Bạn có thể ngâm gạo nếp bằng nước ấm hoặc nước lạnh đều được. Khi dùng nước ấm, bạn chỉ cần ngâm trong 4 tiếng. Còn nếu dùng nước lạnh, thời gian ngâm gạo nếp lâu hơn từ khoảng 6-8 tiếng hoặc có thể để qua đêm.
Ngâm gạo nếp là bí quyết để nấu ngon nhất, dẻo mềm hấp dẫn (Ảnh: Internet)
Sơ chế gấc
Bổ đôi quả gấc, dùng muỗng lấy phần thịt bên trong cho ra bát.
Cho 2 muỗng canh rượu trắng vào bát thịt gấc.
Đeo găng tay nilong bóp nhẹ để tách và loại bỏ phần hạt gấc.
Dùng rượu trắng để tách phần hạt của gấc (Ảnh: Internet)
Trộn gạo với gấc
Sau thời gian ngâm gạo nếp, vớt ra ngoài để trên rổ cho ráo nước.
Cho thịt gấc vào bát gạo nếp, thêm 1 muỗng cà phê vào trộn đều để gạo nếp có màu đỏ đẹp mắt.
Cho thịt gấc vào trộn chung cùng với gạo nếp (Ảnh: Internet)
Cách nấu xôi gấc nước cốt dừa đơn giản là cho nước cốt dừa vào tô gạo nếp từ đó xôi khi chín sẽ có hương thơm và thấm vị ngọt tự nhiên.
Cho nước cốt dừa vào trộn cùng gạo nếp để có được vị ngọt thơm tự nhiên (Ảnh: Internet)
Nấu xôi
Có 2 cách làm xôi gấc đơn giản, tùy vào dụng cụ trong nhà bếp, bạn có thể chọn cách phù hợp:
Đồ xôi kiểu miền Bắc
Cho gạo nếp đã trộn đều với thịt gấc và nước cốt dừa vào xửng hấp (hoặc chõ), bắc lên bếp hấp cách thủy.
Hấp trong khoảng 40-60 phút, xôi chín mềm, dùng đũa xới nhẹ rồi thêm 50g đường và 20ml dầu mè.
Cách đồ xôi gấc ngon là lúc này tiếp tục xới đều và nấu thêm khoảng 10 phút rồi nhắc nồi ra hẳn khỏi bếp.
Dùng xửng hoặc chõ là cách nấu truyền thống vấn được nhiều người vẫn áp dụng (Ảnh: Internet)
Nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện
Cho toàn bộ gạo nếp đã trộn cùng gấc và nước cốt dừa vào nồi cơm điện.
Đổ vào lượng nước xâm xấp mặt, bấm nút nấu.
Khi nút nồi cơm chuyển qua báo chín, cho thêm đường và 20ml dầu mè vào rồi đậy nắp, ấn lại nút nấu và chờ nồi cơm chuyển sang chế độ “Warm” một lần nữa là được.
Cách nấu bằng nồi cơm điện chỉ cần đổ lượng nước xâm xấp gạo nếp (Ảnh: Internet)
Thành phẩm và thưởng thức
Lưu ý để nấu xôi không bị nát là không nên dùng đũa xới quá nhiều lần hoặc mạnh tay. Khi xôi chín, đợi nguội bớt, dùng đũa xới nhẹ.
Cho xôi gấc ra đĩa hoặc để đẹp mắt, có thể cho xôi vào khuôn để tạo hình. Thành phẩm xôi gấc chín có màu đỏ tươi đẹp mắt, hương vị bùi, nếp dẻo.
Có thể cho thêm lên trên ít dừa nạo, muối đậu hoặc muối vừng để thưởng thức cùng xôi gấc ngon miệng hơn.
Ngoài ra, xôi gấc còn thường được ăn kèm với chả, giò, thịt rim, thịt kho, thịt gà…
Cho xôi gấc ép khuôn để đẹp mắt rồi thưởng thức (Ảnh: Internet)
Các lưu ý khi thực hiện nấu xôi gấc nước dừa tại nhà
Cách chọn gạo nếp ngon
Để đảm bảo thành phẩm dẻo ngon, bạn nên “bỏ túi” mẹo chọn gạo nếp ngon:
- Chọn hạt gạo nếp to, tròn đều, có màu trắng đục, hạt không bị nát hay ngả vàng.
- Chọn loại có hương thơm đặc trưng của gạo nếp mới, không có mùi lạ hay ẩm mốc.
- Khi thử, có thể cắn vài hạt, nếu hạt có vị ngọt nhẹ là nếp ngon.
Cách chọn gấc ngon
Chọn gấc ngon cũng là một yếu tố quyết định đến hương vị thành phẩm. Để chọn được gấc ngon, bạn cần lưu ý:
- Nên chọn những quả gấc có hình dáng trong, gai nở đều.
- Vỏ ngoài của gấc có màu đỏ, cuống còn tươi.
- Khi cầm lên cảm thấy gấc chắc tay, ấn nhẹ vào vỏ cứng là gấc ngon.
- Không nên chọn những quả gấc cuống héo, vỏ mềm, bị dập, không đều màu.
Chọn những quả gấc vỏ cứng, có màu đỏ đẹp mắt, cuống còn tươi (Ảnh: Internet)
Mẹo nấu xôi dẻo
- Chọn gạo nếp ngon: Chọn gạo nếp có hạt đều, màu trắng đục, căng bóng và thơm tự nhiên.
- Ngâm gạo đúng cách: Ngâm gạo 6-8 tiếng với muối để khử mùi và tăng hương vị.
- Nấu xôi ở nhiệt độ trung bình: Đừng nấu quá nóng hoặc quá lạnh để tránh xôi bị cháy hoặc nhão.
- Lượng nước phù hợp: Chỉ nên dùng 1/3 dung tích nồi để tránh khiến xôi bị nhão.
- Thời gian nấu xôi: Tùy loại gạo mà xôi có thể chín sau 30-40 phút. Nếu muốn mềm hơn, có thể nấu 2 lần.
- Cuối cùng, để xôi ngon hơn, có thể cho xôi vào hấp lần thứ 2 sau khi nguội.
Cách chữa xôi bị khô
Trong quá trình nấu xôi gấc, nếu gặp trường hợp xôi bị khô, đừng lo lắng, bạn có thể “cứu” nồi xôi bằng cách:
- Vẩy thêm ít nước ấm lên trên bề mặt.
- Phủ tấm khăn mỏng, sạch đã được thấm nước lên trên bề mặt xôi.
- Đậy kín nắp và hấp thêm trong khoảng 5 phút là được.
Tạm kết
Với cách nấu xôi gấc trên, chắc chắn bạn sẽ thu được đĩa xôi gấc vừa bắt mắt vừa thơm ngon, mềm dẻo và béo ngậy. Cùng lưu ngay những chia sẻ trong bài viết để chuẩn bị đĩa xôi góp phần tăng thêm hương sắc cho mâm cỗ ngày Tết. Không chỉ thế, đây cũng sẽ là bí quyết giúp bạn có được bữa sáng chắc bụng, dinh dưỡng cho cả nhà đấy.