Dầu thực vật là gì

30/03/2024
dầu thực vật

Dầu thực vật là gì? Để bảo vệ sức khỏe, ngày nay càng có nhiều người chuyển sang sử dụng dầu thực vật. Cùng Thực Đơn Eat Clean khám phá ngay xu hướng này thông qua việc giải mã các lợi íchgiá trị dinh dưỡng của dầu ăn thực vật.

Dầu thực vật là gì? Có tốt cho sức khỏe không? (Ảnh: Internet)

Dầu thực vật là dầu gì?

Trước đây, mỡ động vật đặc biệt là mỡ lợn thường được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, trong vài ăn trở lại đây, phần lớn các bà nội trợ đều chuyển sang thay thế bằng các loại dầu thực vật. Bởi họ cho rằng dầu thực vật tốt cho sức khỏe hơn là mỡ động vật. Nhưng sự thật có đúng như vậy?

Khái niệm

Dầu thực vật là nhóm các chất béo được chiết xuất từ một số loại thực vật. Ở điều kiện môi trường bình thường, dầu thực vật thường có màu vàng hoặc trắng trong. Dầu thực vật tồn tại ở 2 dạng là dầu chưa tinh chế và dầu tinh chế.

Trong đó, dầu chưa tinh chế được ép trực tiếp từ thực vật, có chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin nhưng thời gian bảo quản ngắn. Còn dầu tinh chế đã qua xử lý nhiệt nên một số dưỡng chất đã giảm hoặc mất đi và thời gian bảo quản lâu hơn.

Dầu thực vật làm từ gì

Thành phần chủ yếu của dầu thực vật là axit béo không no, vitamin E. Trong dầu ăn thực vật có các hỗn hợp của triacylglycerol với một lượng nhỏ diacylglycerol, tocopherols, phytosterol ester cùng omega 3, omega 6, omega 9, vitamin K… Đây đều là những dưỡng chất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, béo phì…

Dầu thực vật được làm như thế nào?

Người ta dùng máy ép dầu thực vật điện, máy ép tay hoặc dùng các biện pháp tác động vật lý khác để ép hạt, ngũ cốc, trái cây… tạo ra dầu thực vật. Sau khi ép, dầu thu được là nguyên chất và giàu dinh dưỡng.

Các loại máy ép dầu thực vật gia đình tiện lợi (Ảnh: Internet)

Hiện nay, nhiều đơn vị sản xuất còn thêm các công đoạn loại bỏ tạp chất, bổ sung hương vị để dầu ăn thực vật thêm thơm ngon và bảo quản được lâu hơn.

Dầu thực vật có tốt không? Điểm qua những lợi ích của dầu thực vật

Với thành phần dưỡng chất trên, dầu thực vật đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi. Thế nhưng, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ gây hại.

Người dùng không ăn dùng quá nhiều dầu thực vật hoặc dùng dầu để chiên rán nhiều lần. Bởi nhiệt độ cao sẽ làm dầu mất đi dinh dưỡng và hình thành hợp chất oxi hóa tạo độc. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của dầu thực vật:

Giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch

Chất béo bão hòa đa và đơn có trong dầu ăn thực vật có công dụng hỗ trợ làm giảm đi cholesterol xấu. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch. Đồng thời, hàm lượng vitamin E có trong dầu cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim, loại bỏ các cục máu đông hiệu quả.

Bảo vệ và giúp phát triển tế bào

Các loại dầu chiết xuất từ hạt hướng dương, hạnh nhân, lúa mì, nghệ tây, hạt bông… rất giàu vitamin E. Trong khi đó, vitamin E là thành tố quan trọng giúp cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ và phát triển tế bào. Không chỉ thế, loại vitamin này còn bảo vệ các mô cơ thể như da, mắt, vú, gan…

Giúp giảm triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ

Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, dầu cám gạo có thể khắc chế đến 90% các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ. Vì vậy, dầu cám gạo có thể giúp phụ nữ giải quyết sự thay đổi nội tiết tố bất ngờ.

Giúp giảm nứt nẻ gót chân

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng dầu thực vật còn được dùng để trị nứt nẻ gót chân. Trong thời tiết hanh khô, trước khi ngủ, bạn có thể dùng dầu dừa thoa vào gót chân và quấn lại bằng miếng vải mỏng.

Dầu thực vật giúp giảm tình trạng nứt nẻ gót chân hiệu quả (Ảnh: Internet)

Công dụng hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp

Hydroxytyrosol và axit oleic là các chất có thể tác động đến sự phát triển của viêm tụy cấp. Hàm lượng 2 chất này được tìm thấy nhiều trong dầu oliu nguyên chất. Vì vậy, sử dụng dầu oliu sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ viêm tụy cấp.

Tăng mùi vị cho món ăn

Đặc biệt, khi dùng dầu thực vật để chế biến món ăn còn giúp làm tăng hương vị thơm ngon. Vì thế, không lạ, khi nấu các món xào, nấu, trộn salad, nhiều người ưa chuộng dùng dầu thực vật.

Các loại dầu thực vật phổ biến hiện nay

Đáp ứng nhu cầu của người dùng, hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại dầu ăn thực vật khác nhau. Đứng trước nhiều lựa chọn, người dùng cũng khá “bối rối” khi chọn mua. Dưới đây là tổng hợp một số loại dầu thực vật phổ biến được nhiều người yêu thích nhất hiện nay.

Dầu đậu nành

Dầu đậu nành là loại dầu khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng được chiết xuất từ hạt đậu nành. Dầu đậu nành giàu axit béo, khoáng chất và vitamin, có tác dụng chống oxy hóa.

Dầu đậu nành được làm từ hạt đậu nành, giàu axit béo, khoáng chất và vitamin (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, loại dầu này còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện hệ miễn dịch, chăm sóc da, tăng cường thị lực, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Dầu oliu

Dầu oliu luôn nằm trong lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là những người ăn chay, ăn kiêng. Bởi đây là thực phẩm tuyệt vời cung cấp omega-3, 6, 9 thay thế cho cá. Từ đó, giúp người dùng luôn tràn đầy năng lượng mà vẫn không cần nạp quá nhiều đạm vào cơ thể.

Dầu oliu phù hợp với những người ăn chay, ăn kiêng (Ảnh: Internet)

Dầu cải

Là loại dầu thực vật chứa nhiều dưỡng chất, dầu cải được nhiều người tìm kiếm, sử dụng. Trong dầu cải có axit béo, omega-6, axit oleic và axit linoleic. Những dưỡng chất này giúp kiểm soát cân nặng, tiểu đường, tăng cường miễn dịch.

Dầu cải chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Dầu mè

Hiện nay có khá nhiều mẹ chuộng dùng dầu mè để chế biến đồ ăn dặm cho trẻ. Dầu mè chứa lượng lớn khoáng chất như kẽm, đồng, canxi, magie, axit amin và một loạt các chất béo không bão hòa đa. Do đó, sử dụng dầu mè giúp giảm tình trạng viêm, tăng cường sức khỏe răng miệng, thúc đẩy trao đổi chất và giảm các đốm đồi mồi trên da.

Dầu mè được dùng nhiều để chế biến món ăn cho trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)

Dầu gấc

Dầu gấc là một trong những loại dầu thực vật cung cấp lượng vitamin A dồi dào. Do đó, dầu gấc có tác dụng hỗ trợ cải thiện thị lực và làm đẹp da. Không chỉ thế, trong dầu gấc còn có nhiều chất xơ, khoáng chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tăng cường hệ miễn dịch.

Dầu thực vật giàu vitamin A là dầu gấc (Ảnh: Internet)

Dầu dừa

Dầu dừa được chiết xuất từ chính cùi dừa. Dầu dừa có nhiều loại khác nhau như dầu nguyên chất, dầu tinh luyện, dầu phận đoạn và hữu cơ. Loại dầu này có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc, lão hóa sớm, tăng cường miễn dịch. Dầu dừa được ứng dụng phổ biến trong nấu ăn và cả làm dầu nền cho massage.

Dầu dừa là loại dầu thực vật chứa nhiều chất béo bão hòa (Ảnh: Internet)

Dầu cây rum

Dầu cây rum được chiết xuất từ hạt của hoa cây rum. Loại cây này có nguồn gốc từ thời Ai Cập và Hy Lạp cổ. Dầu cây rum chứa axit béo omega-6, axit oleic và axit linoleic.

Dầu cây rum mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Theo nghiên cứu, loại dầu này mang lại cho người dùng nhiều lợi ích sức khỏe đặc biệt là chống béo phì, điều trị tiểu đường, ngăn ngừa các triệu chứng tiền mãn kinh. Dầu cây rum được dùng chế biến món ăn hoặc dùng trực tiếp trên da.

Tạm kết

Hy vọng, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được dầu thực vật là gì. Nếu muốn hạn chế chất béo, bảo vệ sức khỏe và tăng thêm hương vị món ăn, dầu ăn thực vật chính là lựa chọn bạn có thể cân nhắc. Cùng với những chia sẻ trong bài viết, Thực Đơn Eat Clean tin chắc rằng bạn sẽ chọn được loại dầu phù hợp với mong muốn bản thân.

Điểm: 4.9 (19 bình chọn)

Tác giả: Hoa Mi

Với khát vọng đem ẩm thực Việt hội nhập bàn tiệc của thế giới, Chef Hoa Mi đã luôn trau dồi và học hỏi không ngừng để góp một phần nhỏ trong việc đưa nền ẩm thực Việt đến với bạn bè quốc tế

Để lại số điện thoại của quý khách
Chúng tôi sẽ gọi lại để tư vấn cụ thể

Nhân viên sẽ liên hệ lại cho bạn sớm nhất !

Cám ơn bạn.
Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn sau

logo-zalo-vector

Nhắn Tin Zalo

Gọi Ngay: 0705.615.008